Chương 1

Cập nhật: 2 tháng trước

01

Ba tôi là kiểu đàn ông lông bông, sống buông thả, gieo rắc tình yêu khắp nơi.

Khi còn trẻ, nhờ vào ngoại hình điển trai, ông ta không tốn một đồng sính lễ mà vẫn lừa được mẹ tôi về làm vợ.

Nghe mẹ kể lại, hồi đó ông ta nói ngọt như mía lùi, hứa hẹn sẽ chăm chỉ làm ăn, lo cho gia đình nhỏ của mình thật tốt.

Nhưng ba năm sau kết hôn, ông ta chỉ biết ăn chơi, rượu chè cờ bạc, chẳng mấy khi chịu về nhà.

Mẹ tôi từng nhiều lần khuyên nhủ, kết quả là bị ông ta say rượu đánh đập, đè xuống ghế salon mà tát tới tấp.

Cái ghế salon thuê còn dính đầy máu, khiến mẹ tôi phải bồi thường cho chủ nhà 500 đồng.

Gia đình vốn đã chẳng khá giả, nay lại càng khốn đốn.

Mẹ tôi ngày nào cũng khóc đến sưng mắt.

Một lần đi ăn cùng bạn thân, mẹ tôi uống vài ly rồi bất ngờ tỉnh táo, quyết định ly hôn với ông ta.

Nhưng đúng vào lúc quan trọng nhất, mẹ phát hiện mình đã mang thai tôi.

Vì không muốn con sinh ra đã là con nhà đơn thân, lại thêm việc mỗi lần sai, ba tôi đều quỳ lạy tha thiết xin lỗi.

Cuối cùng, vì tôi, mẹ đã quyết định nhẫn nhịn.

Một cuộc hôn nhân không sính lễ, cộng với vô số lần bị đánh mà không thể phản kháng, khiến ba tôi càng ỷ lại, nghĩ rằng mẹ tôi sẽ không bao giờ rời bỏ mình.

Và thế là…

B/ạo l/ực g/ia đì/nh ngày càng nghiêm trọng, ngay cả khi mẹ tôi mang thai hay đang cho con bú cũng không được tha.

Lần tàn nhẫn nhất, ba tôi giẫm lên đầu mẹ, đứng từ trên cao nhổ một bãi nước bọt vào mặt mẹ:

“Không lấy nổi một xu sính lễ, mày đúng là đồ rẻ rách vô giá trị!”

“Ngay cả khi tao dẫn tiểu tam về nhà ngủ chung, mày cũng phải hầu hạ tao, nấu cơm, giặt đồ lót, nghe rõ chưa?!”

Sau đó tôi được sinh ra, mẹ tôi bắt đầu dồn toàn bộ sự quan tâm cho tôi, không thèm để ý tới ông ta nữa.

Theo lời mẹ, chỉ cần tôi biết mình có một người cha, không mặc cảm là đủ rồi.

Còn những thứ khác, mẹ tôi không cầu, cũng chẳng hy vọng gì.

Và đúng là như vậy thật.

Từ lúc tôi biết nhận thức, ba tôi chưa từng ôm tôi một cái, càng đừng nói đến dạy dỗ hay mua đồ chơi cho tôi.

Tôi và mẹ giống như người ngoài.

Chúng tôi là người thân thiết nhất, cũng là hai người duy nhất dựa vào nhau mà sống.

Còn ba tôi, chẳng khác gì người qua đường.

Hôm nay thấy mặt ông ta, thì cả tuần sau, thậm chí nửa tháng cũng chẳng thấy đâu.

Về chuyện tiền sinh hoạt? Một xu mẹ tôi cũng không nhận được từ ông ta.

May mà bà cụ sống tầng trên là người tốt, bà biết hoàn cảnh nhà tôi, cũng biết ba tôi là đồ vô dụng.

Bà thương tôi, không chỉ thỉnh thoảng cho tôi đồ chơi cũ của cháu bà, mà còn thuê mẹ tôi lên nhà dọn dẹp, nấu nướng, mỗi lần đều trả tiền công đàng hoàng.

Nhờ vậy, tôi và mẹ không đến mức phải nhịn đói.

Nhưng những ngày yên ổn đó cũng không kéo dài.

Chẳng bao lâu, ba tôi phát hiện ra.

Ông ta chất vấn mẹ mỗi tháng kiếm được bao nhiêu, nếu không nói thì lập tức đánh đập.

Tôi mà dám bênh mẹ, thì ông ta đánh luôn cả tôi.

Một tay ông ta có thể quăng đứa trẻ năm, sáu tuổi như tôi bay xa mấy mét.

Cuối cùng, mẹ tôi đành nhượng bộ, đồng ý mỗi tháng đưa cho ông ta 1000 đồng.

Tôi còn nhớ bà cụ tầng trên từng hỏi mẹ sao không báo cảnh sát, bà nói b/ạo l/ực gia đình là phạm pháp.

Và câu trả lời của mẹ đến giờ tôi vẫn nhớ như in.

Mẹ rưng rưng nước mắt:

“Nếu ly hôn, cả tôi và con đều sẽ ch.t. Ông ta thật sự dám làm chuyện đó.”

Sau đó, nhà tôi xảy ra một biến cố lớn.

Ông bà ngoại tôi mất vì tai nạn xe, bên phía xe tải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Mẹ tôi là con một nên được bồi thường cả trăm vạn.

Khoảng thời gian đó là những ngày khốn cùng và tuyệt vọng nhất của hai mẹ con tôi.

Chúng tôi không chỉ phải chịu đựng nỗi đau mất người thân, mà còn phải dè chừng ba tôi.

Ông ta đe dọa nếu mẹ không đưa tiền, ông ta sẽ gi.t cả hai mẹ con tôi.

Lần này, mẹ tôi cuối cùng cũng báo cảnh sát.

Nhưng vì là quan hệ vợ chồng nên rất khó thu thập chứng cứ, với lại ba tôi chưa thực sự ra tay, nên cảnh sát chỉ có thể khuyên răn, cảnh cáo không được làm loạn.

Chúng tôi cố cầm cự được hơn một tháng, rồi dọn ra khách sạn ở tạm.

Cho đến một hôm, ba tôi đột nhiên lao vào khách sạn.

Tôi và mẹ hoảng sợ, còn ông ta thì ngồi im lặng trên ghế sofa, mặt không biểu cảm nói:

“Đưa tiền đây, tao muốn đầu tư, muốn đổi đời. Nếu không, sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì, lúc đó sẽ kéo luôn hai mẹ con mày xuống cùng.”

Nói xong, ông ta đứng dậy bỏ đi, không đánh đập gì, cũng không làm ầm ĩ.

Lần đầu thấy ông ta trong trạng thái đó, mẹ nói rằng lần này ông ta thực sự có thể làm ra chuyện lớn.

Mẹ xoa đầu tôi, xin lỗi, rồi hứa sau khi tôi học xong cấp ba sẽ lập tức ly hôn.

Với số tiền đó, ba tôi chắc sẽ không dám xuống tay với hai mẹ con tôi nữa.

Và đúng như vậy, cuối cùng ba tôi dùng đủ mọi cách để lấy được khoản tiền bồi thường.

Vận may ông ta cao thật, trúng ngay thời kỳ thuận lợi, lần đầu khởi nghiệp đã thành công.

Ông ta đắc ý vô cùng, chuyện đầu tiên sau khi thành công chính là đòi ly hôn với mẹ tôi.

Nhưng lần này, mẹ không đồng ý.

Bà nói rằng cả cuộc đời bà khổ sở, chịu đựng bao nhiêu năm, bây giờ ba tôi thành đạt rồi mà muốn nói ly hôn là ly hôn sao?

Ba tôi cảm thấy thể diện bị xúc phạm, có tiền rồi thì càng ngông cuồng, càng coi trời bằng vung hơn nữa. Ông ta túm tóc mẹ tôi, định đánh.

Nhưng lúc đó tôi đã bắt đầu hiểu chuyện, vừa đấm vừa la hét đòi báo cảnh sát, bắt ông ta vào tù.

Lần này, đến lượt ba tôi sợ hãi.

Ông ta không còn dám ngang ngược nữa.

Ông ta đã có điểm yếu.

Sự nghiệp của ông ta chính là điểm yếu đó.

Bởi vì “người thành đạt” mà dính vào bê bối thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân.

Ông ta lặng lẽ rút lui.

Cũng từ lần đó, mẹ tôi nhận ra, chúng tôi đã có bùa hộ mệnh.

Số tiền bồi thường trăm vạn… cũng không uổng phí.

Sau đó, chúng tôi bắt đầu đòi tiền sinh hoạt từ ba tôi, không đưa thì khóc lóc, làm ầm, thậm chí kéo băng rôn tới công ty.

Vì sĩ diện, ông ta mỗi lần đều rút ra ít tiền, cũng coi như đủ cho mẹ con tôi cầm cự sống qua ngày.

Ba tôi không dám nhắc tới ly hôn nữa, nhưng cũng chẳng chịu về nhà, suốt ngày tiệc tùng khách sạn.

Ngày nào cũng dính lấy thư ký hoặc nữ nhân viên.

Sống đúng kiểu ăn chơi hưởng lạc.

Thậm chí lúc hưng phấn còn dẫn người về nhà làm bậy.

Mỗi khi nghe thấy những âm thanh khó chịu ấy vang lên, mẹ đều bịt tai tôi lại.

Nhưng từ rất lâu về trước…

Mẹ đã không còn khóc vì những chuyện đó nữa.

Càng lớn lên, tôi càng hiểu nhiều điều hơn.

Cuối cùng có một ngày, tôi không nhịn được mà hỏi mẹ:

“Loại tình cha như thế này, giữ lại từ đầu đến giờ có nghĩa lý gì không?”

Hận thù và đau đớn đã đâm rễ trong tôi từ thuở biết nhận thức, còn tình cha… thì chẳng có lấy một chút nào.

Sau ngần ấy năm, mẹ nhìn tôi rồi bật khóc vì day dứt.

Sau đó bà nói một câu khiến tôi nhớ mãi:

“Trước kia đúng là ngu thật, không nhìn rõ được, thứ tình cha này có thì thà không có còn hơn.”

“Nhưng bây giờ, mẹ phải nghĩ cho tương lai của con.”

Câu nói ấy, tôi nghiền ngẫm gần mười năm.

Mãi cho đến năm tôi hai mươi hai tuổi, khi đang ngồi nhà gói bánh với mẹ, bệnh viện đột ngột gọi điện thoại, bảo chúng tôi mau đến ngay.

Ba tôi gặp chuyện rồi.

Khoảnh khắc ấy, tôi bỗng hiểu rõ ý mẹ năm xưa!

Tôi và mẹ bỏ hết công việc trong tay, lập tức đến bệnh viện.

Trên đường đi, chúng tôi nhìn nhau vô số lần.

Không có đau buồn, không có tuyệt vọng, chỉ có mong đợi và tò mò mãnh liệt.

Tới bệnh viện, cuối cùng chúng tôi cũng thở phào!

Bác sĩ nói ba tôi đua xe gặp tai nạn, tình hình nguy kịch, bảo chúng tôi ký giấy phẫu thuật gấp.

Tôi và mẹ bước vào phòng ICU, nhìn thấy ba tôi toàn thân đầy ống truyền, tôi chẳng cảm thấy buồn chút nào.

Ngược lại còn phát hiện ông ta đang cố viết gì đó.

Mẹ tôi phản ứng còn nhanh hơn, xông tới giật phăng cây bút trên tay ông ta, vừa khóc vừa gào:

“Anh à, em không cho phép anh viết di chúc! Anh sẽ sống khỏe mạnh mà!”

Tôi nhìn qua thì thấy ông ta định để lại toàn bộ tài sản cho tiểu tam và đứa con riêng.

Chữ viết xiêu vẹo, rõ ràng là đã dốc hết sức lực.

Tôi lập tức quỳ rạp xuống đất, giật lấy tờ di chúc xé nát:

“Ba! Ba cứ yên tâm, con sẽ thay ba quản lý công ty nhà mình! Nhất định không để tâm huyết của ba bị uổng phí!”

Ngoài cửa, bác sĩ và y tá đều cảm động đến rơi nước mắt, nói ba tôi thật có phúc, có được người vợ tốt, con trai ngoan.

Ba tôi tức đến mức mặt đỏ bừng, miệng cắm đầy ống mà chỉ ú ớ không thành tiếng.

Ông ta định với tay lấy giấy bút, tôi lập tức ném luôn vào thùng rác, dập tắt hy vọng cuối cùng của ông ta.

Cuối cùng, ba tôi lên cơn tức giận, hôn mê ngay tại chỗ.

Bác sĩ vội vàng chạy tới chuẩn bị cấp cứu.

Tôi giơ tay ngăn họ lại, thở dài, nước mắt lưng tròng nói:

“Ba tôi vừa nói… sống như thế này không còn tôn nghiêm gì nữa, hãy rút ống, để ông được yên nghỉ đi!”

Có lẽ trong lúc hôn mê, ba tôi vẫn nghe thấy.

Sau khi điện tâm đồ nhấp nháy loạn xạ một lúc thì chuyển hẳn thành đường thẳng.

Bác sĩ lập tức tiến đến kiểm tra.

Sau đó quay sang nhìn tôi và mẹ, tiếc nuối bảo: người đã qua đời rồi.

Tôi gật đầu, cúi đầu lau nước mắt, trong lòng thì sướng rơn.

Không cần đưa đến nhà xác, vừa lấy được giấy chứng tử xong, tôi và mẹ lập tức kéo ông ta đến lò thiêu, thiêu tại chỗ!

Tro cốt còn chưa kịp nguội, tôi đã rải luôn.

Cầm giấy chứng tử, tôi tìm đại một luật sư, ra giá cao, chỉ mất nửa ngày là xử lý xong thủ tục thừa kế tài sản.

Chỉ trong một ngày ngắn ngủi, tôi từ tay trắng biến thành tỷ phú.